-
Câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn thực phẩm an toàn?
Trả lời:
Lựa chọn thực phẩm an toàn người tiêu dùng nên:
Chọn mua thực phẩm tại những cơ sở, cửa hàng được chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh cụ thể của các cơ quan chức năng như cửa hàng chuyên bán rau sạch, thịt sạch, siêu thị..
Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các tổ chức, cơ quan có chức năng xác nhận đảm bảo VSATTP, tem bảo chứng (nếu có) của nhà sản xuất, cung cấp hoặc kinh doanh đối với sản phẩm.Trong trường hợp thực phẩm được mua ở chợ, đòi hòi người tiêu dùng phải có những kiến thức nhất định về an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể lựa chọn sản phẩm an toàn, như sử dụng cảm quan đánh giá về độ tươi bằng mùi, màu sắc…
Thường xuyên cập nhật những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách theo dõi trên báo, đài, truyền hình, internet những tin tức về tình hình thực phẩm có hại trên thị trường và cách phòng tránh cho bản thân và cho những người xung quanh.
Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các tổ chức, cơ quan có chức năng xác nhận đảm bảo VSATTP, đáp ứng các quy trình tem bảo chứng, logo nhận biết trên bao bì (nếu có) của nhà sản xuất, cung cấp hoặc kinh doanh đối với sản phẩm đảm bảo an toàn.
[Close] -
Câu hỏi: Thế nào là an toàn thực phẩm ?
Trả lời:
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. An toàn thực phẩm là trách nhiệm không chỉ của người sản xuất mà còn cả ý thức và sự hiểu biết của người tiêu dùng. Tại khâu sản xuất, người nông dân, ngành công nghiệp và chính phủ lo đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ việc lựa chọn khâu giống, trồng trọt, chăn nuôi đúng quy trình, thu hái bảo quản đúng phương pháp, chế biến, đóng gói bằng chất liệu, bao bì an toàn, ghi rõ hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vận chuyển thực phẩm đến siêu thị, cửa hàng và đến người tiêu dùng. Tại khâu sử dụng, người tiêu dùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cách thức bảo quản, chế biến thực phẩm và nấu thức ăn đúng cách để đem lại một bữa ăn an toàn nhất cho người thân của mình.
[Close] -
Câu hỏi: Tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm?
Trả lời:
Theo một cuộc khảo sát về quan niệm và nhận thức của người tiêu dùng đối với vệ sinh an toàn thực phẩm, 92% người được phỏng vấn nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm an toàn. Đối với người tiêu dùng, khi lựa chọn thực phẩm như rau, trái cây, và thịt …hai yếu tố quan trọng hạng đầu là phải “tươi” và “an toàn”. Những yếu tố có thể giúp họ đánh giá được điều đó là dựa trên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nhãn mác của nhà sản xuất có ghi rõ là thực phẩm tươi, sạch, đánh giá qua màu sắc, mùi vị của sản phẩm, sản phẩm được kiểm nghiệm bởi Bộ Y Tế hay các cơ quan chứng thực có thẩm quyền, bao bì đóng gói cẩn thận. (Nguồn: Theo kết quả điều tra nghiên cứu thị trường của công ty nghiên cứu thị trường FTA “Quan niệm và nhận thức của người tiêu dùng đối với vệ sinh an toàn thực phẩm”, tháng 3-2010,theo đơn đặt hàng của dự án FAPQDC).Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể sẽ trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, có những trường hợp dẫn đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong công việc, giảm năng suất lao động của tập thể và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người thân lo lắng về tình hình sức khỏe của người bị bệnh.
[Close] -
Câu hỏi: Rửa trái cây và rau củ quả đúng cách
Trả lời:
Cho dù rau được trồng từ khu vườn của nhà bạn, hay mua ngoài thị trường, hoặc các cửa hàng trái cây và rau quả , thì chúng đều cần được rửa sạch trước khi ăn.
§ Sử dụng nước máy sạch để rửa
§ Đối với các sản phẩm có bề mặt vỏ ngoài cứng cáp như là cà rốt, khoai tây, dưa hấu, bí thì có thể dùng bàn chải cọ rửa
§ Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam. Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trong khi chúng ta cắt hoặc lột vỏ
§ Loại bỏ các lá xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau lá và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.
Có nên dùng muối hay dấm để rửa rau và trái cây?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với việc rửa sạch rau và trái cây , so với nước sinh hoạt (nước mày dùng để uống được) thì dấm không có tác dụng bằng, thậm chí còn để lại các chất tồn dư khác trên sản phẩm. Vì vậy, mà chỉ cần sử dụng một lượng nước sinh hoạt (nước máy uống được) vừa đủ để rửa bẩn và vi khuẩn bám dính trên đó. Đối với các loại rau rậm rạp như là súp lơ thì chúng ta có thể ngâm chúng vào nước muối trước khi rửa đề phòng trường hợp là có côn trùng trong các kẽ.
[Close] -
Câu hỏi: Làm thế nào để tránh nhiễm chéo thực phẩm
Trả lời:
Vi khuẩn và vi rút được ví như là “những người xin quá giang” để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Hầu hết những lúc nào chúng ta không chú ý là lúc chúng ta đã để cho việc nhiễm chéo xảy ra. Kết quả cuối cùng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Vậy nhiễm chéo là gì?
Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn và virus được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm. Các vi khuẩn và virus có thể truyền từ con người, các bề mặt của các thiết bị nơi làm viêc và các loại thực phẩm khác. Ví dụ, nó có thể xảy ra khi vi khuẩn từ bề mặt của thịt sống, gia cầm, rau sống với bụi bẩn nhìn thấy được (chẳng hạn như khoai tây chưa rửa), bị lây nhiễm sang các thực phẩm ăn sẵn, chẳng hạn như xà lách ăn sống, gạo, mì ống xà lách, thịt hay gia cầm nấu chín, hoặc thậm chí trái cây. Các vi khuẩn trên thực phẩm tươi sống bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín, nhưng chúng sẽ còn lại đối với các thực phẩm ăn sống mà không cần nấu thêm.
Vi khuẩn được chuyển sang như thế nào?
Bàn tay nằm trong số các thủ phạm rõ ràng nhất trong việc chuyển vi khuẩn từ các thực phẩm chưa được nấu chín sang các thực phẩm ăn sẵn, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa chế biến, thớt bẩn, dao và đồ dùng nấu ăn khác cũng có thể lây nhiễm. Các thớt, đĩa và dao nếu vừa dùng cho các thực phẩm tươi sống, chưa chế biến cần phải được rửa kỹ bằng nước ấm và xà phòng rửa chén, sau đó để cho ráo nước và để khô trước khi dùng cho các thực phẩm đã nấu chín. Thậm chí nếu bạn lưu trữ thực phẩm tươi sống, chưa chế biến không đúng cách trong tủ lạnh, để chúng tiếp xúc trực tiếp với các thực phẩm đã được nấu chín, làm cho nước của thịt sống chảy ra và nhỏ giọt lên các thực phẩm đã được nấu, trái cây hay những thực phẩm ăn sẵn khác cũng có thể gây nhiễm chéo. Luôn luôn cần ý thức rằng các thực phẩm tươi sống, chưa chế biến như là các thực phẩm gây nhiễm chéo.
Các thực phẩm tươi sống chưa chế biến và các thực phẩm ăn sẵn nên được lưu trữ như thế nào?
Liệu thực phẩm, như thịt gia cầm, thịt hay cá phải được lưu trữ trong một hộp cứng hoặc để ở dưới cùng của tủ lạnh để ngăn không cho nó tiếp xúc với các thực phẩm ăn sẵn hoặc để nước thịt không được nhỏ giọt vào thực phẩm khác. Các thực phẩm ăn sẵn khác cần phải được bọc cẩn thận khi để trong tủ lạnh để giảm thiểu nguy cơ rủi ro bị nhiễm chéo.
Những loại thớt nào là tốt nhất để tránh nhiễm chéo?
Tại nhà, nó thực sự không quan trọng cho dù bạn có thớt bằng gỗ, nhựa hoặc thủy tinh miễn là chúng được giữ thực sự sạch sẽ và trong tình trạng tốt. Do là các thớt bằng gỗ thì thường là có thớ và những lỗ nhỏ li ti nên thông thường các thớt bằng nhựa và thủy tinh được khuyến khích để sử dụng cho thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống. Tất cả các thớt đều được rửa sạch bằng nước nóng và nước rửa chén sau khi dùng cho các thực phẩm tươi sống. Thớt nhựa thì thuận lợi cho việc rửa bằng nước nóng nếu nhà bạn sử dụng máy rửa chén. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại thớt nào thì chúng ta cũng nên thay thớt khi thấy trên bề mặt của thớt đã có nhiều viết xước bởi vì là vi khuẩn có thế mắc trong các kẽ xước đó.
[Close] -
Câu hỏi: Làm sao để có thực phẩm sạch?
Trả lời:
Người xưa có câu: “Dân dĩ thực vi thiên, thực dĩ an vi tiên” (con người lấy cái ăn làm trời, cái ăn lấy lành làm đầu). Thế nên, khi được hỏi về “thực phẩm sạch”, cả 3 chuyên gia trong lĩnh vực này đều cười và hỏi lại, đại ý, thực phẩm là sạch chứ, không lẽ chấp nhận thực phẩm bẩn sao?Nói thì nói vậy, nhưng thực tế buồn mà chính họ biết rất rõ là – hơn bất kỳ một loại hàng hóa nào khác – thị trường thực phẩm Việt Nam còn “vàng thau lẫn lộn”. Với Luật An toàn thực phẩm vừa được QH thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người ta có cơ sở để hy vọng tình hình sẽ được cải thiện. Nhiều cơ hội mới được mở ra cho những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc trong lĩnh vực nuôi trồng nguyên liệu - sản xuất - kinh doanh thực phẩm trước một thị trường với 84 triệu... miệng ăn! Tuy nhiên, tận dụng được những cơ hội này cũng không phải chuyện dễ dàng. Từ A đến Z...Là nhà cung cấp lớn nhất cho McDonalds toàn cầu, cung cấp cho toàn bộ 10 siêu thị hàng đầu và các công ty dịch vụ thực phẩm tại Hoa Kỳ, bí quyết thành công của Tập đoàn Cargill (Mỹ) khá đơn giản. Trưởng đại diện Tập đoàn tại Việt Nam, ông Chánh Trường từng chia sẻ, để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về vấn đề an toàn thực phẩm, Cargill phải bảo đảm chắc chắn rằng tất cả mọi công đoạn trong quá trình sản xuất đều nghiêm túc tuân thủ các quy định. Điều đó đồng nghĩa với việc phải nắm rõ, kiểm soát được mọi công đoạn trong chuỗi cung ứng này. Đây là yêu cầu hàng đầu và không thể nhân nhượng.Hoàn toàn chia sẻ nguyên tắc này, ông Mai Huy Tân, Tổng giám đốc Công ty liên doanh Đức Việt cho biết, Đức Việt đã phát triển theo hướng trở thành một tổ hợp khép kín: cung cấp nguyên liệu - sản xuất chế biến - trực tiếp đi marketing và bán chính những sản phẩm của mình. Doanh nhân có bằng Tiến sĩ Toán học tại Đức này “khoe” khéo: “Đức Việt có những trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn, đủ sức đáp ứng công suất sản xuất của nhà máy, ngoài ra còn đáp ứng một lượng không nhỏ nhu cầu thịt lợn sạch của nhiều đô thị lớn”. Bí quyết đảm bảo hương vị ổn định của sản phẩm, theo ông, không có gì bí mật, nhưng cũng không dễ học theo. Đơn cử, một con lợn siêu nạc đến tuổi trưởng thành, trước khi được cho vào lò mổ phải được tập trung tại một khu chuồng riêng, có thời gian nghỉ ngơi nhất định… để con lợn cân bằng lại thân nhiệt sau quá trình vận chuyển, lấy lại sự ổn định của cơ thể để không ảnh hưởng tới chất lượng của thịt tươi sống. Tiếp sau đó, công đoạn giết mổ cũng phải tuân theo hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Toàn bộ phân xưởng pha lọc làm việc cách ly trong điều kiện nhiệt độ từ 7 - 10 độ C. Tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói… đều phải thực hiện trong môi trường đảm bảo vô trùng. “Chính vì vậy, chúng tôi phải tự mình chăn nuôi, sản xuất chế biến theo một quy trình chặt chẽ mới đảm bảo được chất lượng mong muốn, giữ gìn được uy tín của thương hiệu”, ông Tân kết luận.... hoặc lựa chọn phân khúc phù hợp3 triệu quả trứng là số trứng mà thị trường TP HCM tiêu thụ trong 1 ngàyTuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như vậy. “Chỉ một số ít doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp lớn mới có thể xây dựng và kiểm soát được toàn bộ chuỗi nuôi trồng - sản xuất - kinh doanh thực phẩm. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nước ta hiện nay đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Ông Kiêm nhận xét và cho rằng, mô hình các siêu thị đứng ra hợp đồng với người nông dân và nhà sản xuất để khớp nối toàn bộ chuỗi liên kết là khả thi hơn và thực tế đang phát huy hiệu quả tốt, vừa đảm bảo uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, vừa đề cao trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Một cách làm khác: chỉ lựa chọn làm thật tốt một công đoạn phù hợp trong chuỗi và xây dựng mối quan hệ cung ứng với các doanh nghiệp khác. Đó là cách mà bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân (TPHCM) đã làm. Khởi nghiệp buôn trứng theo người mẹ từ năm 13 tuổi, nữ doanh nhân này đang chèo chống một doanh nghiệp cung cấp trứng sạch hàng đầu tại Việt Nam. Quyết tâm đầu tư lớn để chuyên làm trứng sạch của bà Ba Huân đã bắt đầu từ... đại dịch H5N1.Nếu như ví việc đầu tư lớn cho công nghệ trứng sạch của bà Ba như nuôi gà, thì con gà ấy giờ đang đẻ trứng vàngBà kể, vào năm 2003, dịch H5N1 bùng phát ở Việt Nam, bà đã bị cuốn vào vòng xoáy ảnh hưởng của nạn dịch và thua lỗ gần 6 tỷ đồng. Tuy buồn, nhưng bà Huân đã không cam lòng dừng lại mà đã tự mình lội đồng đi tìm hiểu thực tế các cơ sở chăn nuôi, chia sẻ “sự tiêu điều và nỗi đau xót của người nông dân”. Trở về, “bà Ba trứng” đã bán đi một căn nhà để lấy tiền cải tổ lại doanh nghiệp, sửa sang cơ sở vật chất cho rộng rãi, sạch sẽ, đưa hệ thống sục khí ôzôn vào công đoạn vệ sinh trứng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cho thực phẩm. Nhưng năm 2005, dịch cúm gia cầm H5N1 tái bùng phát, thậm chí còn nặng nề hơn trước. Lần này, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản. Một lần nữa, nữ doanh nhân lại chọn thái độ ứng xử rất tích cực: bà quyết tâm đầu tư lớn để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn tin cậy nhất. Năm 2006, bà quyết định nhập dây chuyền công nghệ của Tập đoàn Moba (Hà Lan) với công suất 65.000 trứng/giờ; đồng thời cử hai chuyên viên sang tu nghiệp ở chính Tập đoàn Moba để học quy trình và kỹ thuật điều khiển hệ thống thiết bị. Tháng 11/2009, dây chuyền thứ hai tiếp tục được nhập về với công suất xử lý gần gấp đôi: 120.000 trứng/giờ, dĩ nhiên với số vốn đầu tư không nhỏ: gần 33 tỷ đồng (quy đổi).Nếu như ví việc đầu tư lớn cho công nghệ trứng sạch của bà Ba như nuôi gà, thì con gà ấy giờ đang đẻ trứng vàng. Trứng sạch Ba Huân được phân phối rộng rãi trong các hệ thống Metro, Coopmart, Vissan... và hàng loạt các siêu thị từ TPHCM đến các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ. Riêng tại TPHCM, thương hiệu Ba Huân chiếm tới hơn 50% thị phần trứng sạch. Cần nói thêm rằng, nhu cầu tiêu thụ trứng tại thành phố đông dân nhất nước hiện nay là trên 3 triệu quả/ngày, tuy bao gồm cả trứng thông thường; nhưng tỷ lệ trứng sạch trong số này rõ ràng là không hề nhỏ và luôn có xu hướng gia tăng.Hai rào cản67 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể được ghi nhận trên cả nước trong 6 tháng đầu năm nayMột mặt ghi nhận thành công của những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất - phân phối thực phẩm sạch, mặt khác, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sỹ Kiêm thận trọng lưu ý: “Tôi đã đọc kỹ Luật An toàn thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng (dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8 của QH, khai mạc tháng 10/2010 - PV). Còn nhiều nội dung khá chung chung, do đó để các văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống cần có nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật, đồng thời cần có sự kiểm tra giám sát thường xuyên nữa”. Đây cũng chính là một thực tế mà ông Mai Huy Tân từng “vấp”. Vào thời điểm dịch lợn tai xanh bùng phát, Đức Việt đã phát triển được hơn 300 điểm bán sản phẩm thịt lợn sạch, thịt tươi an toàn tại các trung tâm mua bán, siêu thị… tại Hà Nội. Để đảm bảo thịt sạch, công nhân phải giết mổ trong đêm khá vất vả. Công việc này kéo dài đến chừng 4h sáng để kịp vận chuyển thực phẩm về các đô thị. Tất nhiên, những sản phẩm này đã được Chi cục thú y Hưng Yên xác nhận và đóng dấu. Thế nhưng, khi hàng hóa được vận chuyển sang các địa phương khác, chứng nhận của tỉnh bạn vô hình trung bị “vô hiệu”. Doanh nghiệp được yêu cầu phải có dấu xác nhận của chi cục thú y sở tại và kèm theo mỗi một sản phẩm là một giấy xác nhận! “Sự chồng chéo và không cần thiết ấy, nếu được giảm đi sẽ “cởi trói” để các sản phẩm sạch được tiếp cận với người tiêu dùng nhiều hơn”, ông Tân giãi bày. Một cản trở lớn khác chính là tâm lý và thói quen tiêu dùng của thị trường. Khi mặt bằng thu nhập chung của người dân chưa cao thì “cái khó bó cái khôn”, nhiều người tiêu dùng vẫn nhắm mắt… mua đại những sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác, miễn là rẻ tiền.Mô hình các siêu thị đứng ra hợp đồng với người nông dân và nhà sản xuất để khớp nối toàn bộ chuỗi liên kết trên thực tế đang phát huy hiệu quả tốtMột nghiên cứu thị trường từ Ủy ban châu Âu cho thấy, năm 2009, thị trường thực phẩm sạch ở châu lục này cũng phải chịu cảnh ế ẩm, mặc dù người tiêu dùng châu Âu vốn có tiếng là kỹ tính và hết sức cảnh giác với thực phẩm. Theo nguồn tin trên, ở Anh, doanh thu từ bánh mỳ sạch trong năm 2009 đã giảm đến 30% so với một năm trước đó. Tại Đức, thị trường hàng đầu của thực phẩm sạch ở châu Âu với giá trị 6 - 7 tỷ euro doanh thu hàng năm, ngành này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sau nhiều năm phát triển mạnh, ngành kinh doanh những sản phẩm sạch cũng đã giảm 3 - 4%.... “Tây” còn phải nhân nhượng thì người tiêu dùng Việt, dẫu muốn, đôi khi cũng phải “khuất mắt trông qua”. Đó là chưa kể sự dễ dãi, thiếu thận trọng của người tiêu dùng mà một minh chứng khá cụ thể là tỷ lệ ngộ độc thực phẩm vẫn khá cao. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, cả nước có 67 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể được ghi nhận, làm 2.600 trường hợp ngộ độc, trong đó 27 người tử vong. Nếu tính cả số vụ ngộ độc nhỏ lẻ, không thống kê được, chắc chắn con số sẽ còn cao hơn rất nhiều. Có nhận diện và từng bước “gỡ” được những vướng mắc này, ngành sản xuất - chế biến - kinh doanh thực phẩm sạch ở Vệt Nam mới có thể phát triển tương xứng với tiềm năng.Phân loại các nông phẩm, thực phẩm sạch1. Nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễmNông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm còn gọi là nông phẩm, thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại nông phẩm, thực phẩm sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.Đó cũng là nông phẩm, thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng. Nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm là nông phẩm, thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép (MRL), bảo đảm nông phẩm, thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.Lưu ý, tiêu chuẩn “không ô nhiễm” không có nghĩa là sản phẩm phải “tuyệt đối sạch”.2. Nông phẩm, thực phẩm sinh tháiNông phẩm, thực phẩm sinh thái còn gọi là nông phẩm, thực phẩm xanh. Sản phẩm nông phẩm, thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.Nông phẩm, thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, được chia ra 2 cấp, gồm cấp AA và cấp A. Nói chung, nông phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn cấp A coi như đạt tiêu chuẩn nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm, tức là đạt yêu cầu “an toàn, vệ sinh”, nếu đạt cấp AA coi như đạt tiêu chuẩn nông phẩm, thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.3. Nông phẩm, thực phẩm hữu cơNông phẩm, thực phẩm hữu cơ là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ). Trong nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ đang vươn lên giải quyết vấn đề tồn tại lớn của thế giới là tài nguyên cạn kiệt, chất lượng môi trường sinh thái xấu đi, nông phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm, phẩm chất sa sút.Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, nhưng sản xuất nông nghiệp nếu chỉ là không dùng chất tổng hợp hóa học, cũng không đồng nghĩa với nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải phục tùng tôn chỉ xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp, không chỉ là sự thay thế dựa vào một công nghệ đơn nhất, mà dựa vào hệ thống lý luận sinh thái học và sinh vật học được tổng kết qua thực tiễn. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.(Theo Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn)
[Close] -
Câu hỏi: Mua thực phẩm sạch ở Hải Phòng ?
Trả lời:
Cơ sở 1: Số 863 - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận Hải An - Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 2: Xóm 6 – Rực Liễn – Thủy Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phòng
Mã số thuế: 0201278397
Số tài khoản: 2551109868888 mở tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Thủy Nguyên, Chi nhánh Bắc Hải
Hotline : 0904 192 388
Tel : 0313.86.88.88
Email: linhthaiduong@gmail.com
Website: http://thucphamsachhaiphong.com.vn
[Close] -
Câu hỏi: Thực phẩm sạch là gì ?
Trả lời:
Người xưa có câu: “Dân dĩ thực vi thiên, thực dĩ an vi tiên” (con người lấy cái ăn làm trời, cái ăn lấy lành làm đầu).Và chúng ta thường nghe nói thực phẩm an toàn, thực phẩm không có chất độc hại, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, chất kinh thích, tăng trọng...là thực phẩm sạch? Vậy thực phẩm sạch là gì? Và có những loại thực phẩm được nuôi trồng như thế nào là sạch?
1. Nông sản, thực phẩm không ô nhiễm - là nguồn thực phẩm sạch?
Nông sản, thực phẩm không ô nhiễm còn gọi là nông sản, thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại nông sản, thực phẩm sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu nông sản, thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.
Đó cũng là nông sản, thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ nông sản, thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng. Nông sản, thực phẩm không ô nhiễm là nông sản, thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép (MRL), bảo đảm nông sản, thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Lưu ý, tiêu chuẩn “không ô nhiễm” không có nghĩa là sản phẩm phải “tuyệt đối sạch”.
2. Nông sản, thực phẩm sinh thái - là nguồn thực phẩm sạch?
Nông sản, thực phẩm sinh thái còn gọi là nông sản, thực phẩm xanh. Sản phẩm nông sản, thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là nông sản, thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Nông sản, thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, được chia ra 2 cấp, gồm cấp AA và cấp A. Nói chung, nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn cấp A coi như đạt tiêu chuẩn nông sản, thực phẩm không ô nhiễm, tức là đạt yêu cầu “an toàn, vệ sinh”, nếu đạt cấp AA coi như đạt tiêu chuẩn nông sản, thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Nông sản, thực phẩm hữu cơ - là nguồn thực phẩm sạch?
Nông sản, thực phẩm hữu cơ là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ). Trong nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ đang vươn lên giải quyết vấn đề tồn tại lớn của thế giới là tài nguyên cạn kiệt, chất lượng môi trường sinh thái xấu đi, nông sản, thực phẩm bị ô nhiễm, phẩm chất sa sút.
Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, nhưng sản xuất nông nghiệp nếu chỉ là không dùng chất tổng hợp hóa học, cũng không đồng nghĩa với nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải phục tùng tôn chỉ xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp, không chỉ là sự thay thế dựa vào một công nghệ đơn nhất, mà dựa vào hệ thống lý luận sinh thái học và sinh vật học được tổng kết qua thực tiễn. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
(Theo Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn)
[Close]